Bãi biển Thịnh Long của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định có lẽ chỉ đứng sau bãi tắm Quất Lâm một chút ít về độ cuốn hút khách làng chơi.
Nhưng thời điểm này ở đây lại đang có một dịch vụ khá mới mẻ là tắm ôm.
Ở bất kì thời gian nào, từ sáng đến tối, nếu khách muốn thì dịch vụ ở
đây luôn sẵn sàng….
Chiếc taxi có chở tôi và một người bạn đáp vào quán nhỏ dựng tạm gần
bãi biển. Lúc này kim đồng hồ đã chỉ 5h chiều. Ánh mặt trời chỉ còn le
lói xa xa. Chẳng cần hỏi thăm, chỉ cần phóng tầm mắt ra bãi biển, có thể
thấy không khí nơi này khá “nhộn nhịp” vì những dịch vụ chào mời đang
bủa vây du khách bốn phương.
“Phao sống”
Trong chiếc quán tạm bợ này chỉ bày có vài chai bia Hà Nội, dăm ba quả dừa “héo quắt” để lâu ngày. Một hộp gỗ cũ kĩ đựng đầy thuốc lá
và 4 cô gái mặt trát đầy son phấn vắt vẻo bắc ngang qua cây trứng cá,
miệng phì phèo thuốc nằm hóng gió biển. Thấy vậy, cậu bạn tôi thắc mắc
“chỉ có thế này mà cũng gọi là buôn bán hả?” tôi chưa kịp phản ứng thì
ông chủ quán đã đỡ lời: “Những thứ này chỉ tạm bợ thôi em ạ. Chứ cứ
trông vào đó có mà chết đói”. Như muốn giải quyết thắc mắc của bạn tôi,
ông nói thêm “Ở đây nhà nào cũng vậy, kinh doanh cái “mát mẻ” thì mới
sống được”
- Thế cái “mát mẻ” là cái gì? Ông anh có không? Tôi hỏi.
- Thế chú không nhìn thấy mấy em đang nắm ườn kia à. Hàng đấy, có thích không? Rẻ thôi! Gã chủ quán đáp lời.
- Còn dịch vụ nào mới hơn nữa không? Tôi hỏi tiếp
- Tắm ôm!
- Bao nhiêu
- 100 một cuốc!
- Thế chỉ tắm không thôi à?
- Tắm xong, thích đi “tàu nhanh” hay “tàu chậm” thì tùy bọn em.
- Ok!
Rất ngắn gọn, cuộc ngã giá của chúng tôi với ông chủ quán kết thúc
chóng vánh. Ngay sau đó, tôi đã chọn cho mình một em rồi cùng sánh đôi
bước xuống biển. Em mặc bộ đồ tắm màu xanh nước biển, ngực hở quá nửa,
chiếc quần tắm ngắn cũn cỡn phô ra cặp đùi rám nắng và không quên mang theo một chiếc phao bằng xăm ô tô. Em nói: “Để tiện đường công tác ấy mà” rồi nở một nụ cười ranh mãnh.
Cô gái tên Minh chỉ khoảng 24 tuổi và giới thiệu đã làm “phao sống” ở
đây gần 3 năm. Minh cho biết, trước đây cô chỉ tiếp khách trên cạn vì
không biết bơi. Nhưng hiện nay loại dịch vụ này đang phát triển, với lại
xuống biển vừa tắm vừa đùa nên nhiều “thượng đế” có vẻ thích thú mà
tiền bo cũng nhiều hơn.
- Thế ở đây có bao nhiêu người làm phao “sống” như em? Tôi hỏi
- 100, 200, thôi em chịu!
Vì đâu nên nỗi?
Minh cho biết: Sinh ra ở huyện nghèo
của Thái Bình nơi quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất bán lưng cho giời
với nghề trồng lúa. Học hết phổ thông, do không thi được đại học nên
Minh xin sang Nam Định học may. Học ở đây được vài tháng, Minh quen một
gã Sở Khanh tên T. rồi sống như vợ chồng với hắn. Dù biết rắng hắn đã có
vợ nhưng không hiểu sao đầu óc lúc đó của Minh cứ u u mê mê tin vào
những lời nịnh bợ của hắn. Có lần bố Minh phải đạp xe mấy chục cây số
sang khuyên bảo nhưng cô cũng chẳng nghe, thậm chí ông còn từ Minh nếu
cô còn dính dáng đến T.
Rồi vợ con T mấy lần tìm đến phòng trọ của Minh dần cho nhừ tử mà cô
cũng chẳng chừa. Và rồi chuyện gì đến cũng đã đến, ngày Minh báo tin với
T là đã có mang thì cũng là ngày hắn nói lên ý định của mình: “Cô bỏ
cái thai ấy đi chứ, nuôi cô còn chẳng đủ thì còn nuôi ai được nữa”. Phải
đến lúc này, Minh mới nhận ra cái sai của mình. Bởi cái thai đã 5 tháng
tuổi, bây giờ có bỏ đi cũng không được mà Minh cũng không muốn bỏ nó
bởi bó chính là hi vọng duy nhất của cô lúc này.
Bụng mang dạ chửa, đồng lương may eo hẹp không thể nuôi sống được bản
thân trong thời kì thóc cao gao kém. Còn về quê thì cô cũng chẳng có
mặt mũi nào mà về nữa. Thôi thì cứ ở đâu tạm vài năm, kiếm được công
việc ổn định rồi bế con về xin lỗi cha mẹ và họ hàng.
Với ý nghĩ đó, Minh bắt xe lên Hà Nội. Nghe nói có đứa bạn học hồi
phổ thông đang là nghề gội đầu ở chân cầu Thăng Long. Đặt chân lên đây
Minh mới biết sự thật công việc của cô bạn mình là “bán trôn nuôi
miệng”. Nhìn thấy cảnh đó, cô định cất bước ra đi khỏi chốn nhơ nhuốc
này nhưng cô bạn ngăn lại: “Mày không ở đây thì đi đâu. Tiền không có
một xu, sống sao nổi. Thôi ở đây với tao, có gì tao phụ cho”. Ngẫm đi
tính lại, Minh cũng chẳng biết trông chờ vào đâu, thôi đành ở đây vậy.
Sinh con được vài tháng, với vóc dáng, khuôn mặt ưa nhìn, với lại gái
một con khiến Minh nổi bật nhất so với nhân viên của quán đó. Nhiều
khách vào quán chỉ muốn gần cô. Lúc đầu Minh không chịu tiếp khách nhưng
do nợ nần quá nhiều, cũng không còn lối thoát nào nên cô đành phải dấn
thân làm theo.
Bến bờ xa tắp
Chiếc phao của tôi và em cứ dập dờn theo những con sóng
đẩy đi, xô lại như muốn cuốn đi trất cả những gì mà nó muốn. Nhưng với
Minh, ý nghĩa về lại mái nhà xưa vẫn quanh quẩn đâu đó. “Em chẳng khác
gì những con sóng
này anh ạ. Đã bao lần em muốn làm lại nhưng không được. Bởi cái ranh
giới của hiệnj thực cuộc sống đang quá xa vời với em. Đến ngay đứa con
mà em đã rứt ruột đẻ ra, bây giờ cũng không còn ở cạnh em nữa thì thử
hỏi em còn quay về làm gì?” Minh nói mà giọng buồn buồn dường như hai
hàng nước mắt của em đã tuôn trào trên gò má. Dù Minh biết cái viễn cảnh
“già thải” của gái làng chơi nó khắc nghiệt đến thế nào:
Gái xuân thì, giai gọi tơi tới
Gái hết thì, đào bới cũng chẳng xong
Nắng chiều đã tắt hẳn, những người tắm cũng đã lên bờ tìm cho mình
một bãi đáp mới. Xa xa, tiếng động cơ của mấy chiếc thuyền đánh cá cập
bến gầm gừ rồi tắt hẳn. Tạm biệt Minh để trở về thành phố, trên cả đoạn
đường dài gần 60 cây số ấy, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Có phải những con
người như Minh đều bế tắc như vậy? Và thật sự những điều đó đến bao giờ
mới kết thúc? Chẳng lẽ cuộc đời họ cứ tiếp tục trôi nổi như những chiếc
phao lênh đênh trên biển cả không bờ?
————–
Tắm ‘ôm’ ở biển Sầm Sơn
Sau cú điện thoại của bà chủ quán, một cô gái nhí nhảnh trong bộ áo
tắm hai dây liền mảnh xuất hiện. Giọng à ơi như hút hồn khách, bàn tay mềm mại chìa ra: “Anh đi tắm với em. Biển đêm nay lặng…”.
Thành, ngồi trên chiếc xích lô lọng vàng, đỗ xịch bên khách, ngà ngà
hơi men: “Anh đi giải sầu một chút. Sầm Sơn giá hạ bất ngờ. Lên xe đi em
chở khuyến mại”.
Thấy khách tần ngần, Thành tiếp tục gạ gẫm: “Khoái tắm tiên thì chở
đến bãi tắm tiên. Qua dốc Độc Cước, tha hồ vùng vẫy, mặc sức nô đùa. Sợ
xa, sợ tối thì tắm ôm, ngay bãi trước mặt”.
Chưa kịp hỏi gì thêm, anh chàng đã thao thao bất tuyệt kể rằng giá
một trăm nghìn đồng một giờ cho gái tắm cùng. Hai giờ, thì trăm rưỡi.
Muốn thưởng thức nửa giờ thì tính sáu chục nghìn.
Thành kể rằng đêm trời mát như thế này chỉ tắm một tiếng đồng hồ là
đủ. Lâu lâu đã có ông bị cảm, xoa dầu cạo gió ủ ấm mãi mới thoát hiểm.
Ngâm nước vài chục phút lại dắt nhau lên bờ, mười nghìn một cái ghế bố
rộng rãi hai người ngồi tâm sự. Ai không biết bơi thì thuê lốp ôtô, thả
nổi trên mặt nước, hai người cứ đứng ở bên trong mà tắm…
Theo những dân cò ở đây, gái tắm “ôm” chỉ thua những cô chân dài, người mẫu. Tuổi chỉ trên dưới hai mươi, phần lớn là gái quê làm nghề cải thiện.
Thấy khách xiêu lòng, Thành ra hiệu đi theo mình, chân dẫm xệu xạo trên cát rồi dừng lại ở quán trà đá bày trên những chiếc ghế nhựa lùn. “Bà bán nước này là hoa tiêu đấy”, Thành nói.
Không cần đợi lâu, sau cú điện thoại bấm nhoay nhoáy trên tay bà chủ
quán, một cô gái nhí nhảnh trong bộ áo tắm hai dây liền mảnh. Gương mặt
chưa nhìn rõ, nhưng cái giọng à ơi thì như hút hồn khách bàn tay mềm mại
chìa ra: “Anh đi tắm với em. Biển đêm nay lặng…”.
Ra mép nước, trong biển vắng oàm oạp sóng vỗ, từng đôi, thậm chí từng
nhóm, cứ một đàn ông, một đàn bà cầm tay nhau cười rúc rích. Họ khỏa
nước bước sâu dần ra biển quánh đặc bầu trời đêm. Tiếng la lối và ho khụ
khụ của kẻ bị sặc nước, cả lời than: “Em lạnh quá anh ơi!” hay “Quắp
chặt thế này thì chết chìm cả đôi mất thôi”…
Hà, một cô gái tắm “ôm” tâm sự : “Cái nghề tắm ôm này chỉ làm thêm
thôi, ban ngày em bán quầy báo lẻ trên vỉa hè. Có khách gọi thì đi, lấy
tiền đỡ đần được mẹ và có thêm giấy bút cho hai đứa em cắp sách đến
trường”.
(Ảnh mang tính chất minh hoạ)
(Ảnh mang tính chất minh hoạ)
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn